Pages

Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

NHỮNG NGƯỜI THUA TRẬN - Huy Phương

 Tìm hiểu về ngọn núi Rushmore nổi tiếng thế giới

ĐĐến Georgia nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi được viếng thăm Stone Mountain Park nơi có hòn núi đá lớn khắc hình ba vị lãnh tụ của miền Nam thua trận  trong cuộc nội chiến của Hoa kỳ kéo dài bốn năm từ tháng 4-1861 đến tháng 4-1865. 

Đi Lấy Chồng Xa - Huy Phương

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 “Lấy chi trả thảo cho cha,

Đền ơn cho mẹ, con ra lấy chồng”            

(Ca dao)

Lúc tôi mới lên ba thì chị đã mười tám tuổi. Ngày ấy khi cha tôi dạy học ở Bố Trạch, Quảng Bình thì chị tôi theo chồng về tỉnh lỵ Đồng Hới, con đường từ nhà mẹ ra nhà chồng cũng chẳng bao xa. Tôi nghe nói ngày chị đi lấy chồng, mẹ tôi khóc nhiều vì chị là con đầu lòng, mà chị tôi cũng sụt sùi không kém. Vài năm sau, cha tôi đổi về quê quán Thừa Thiên cho gần gũi với bên nội, thì khoảng cách giữa chị tôi và gia đình xa thêm một khoảng đường. Năm 1954, đất nước bị chia cắt, chị tôi và mẹ ở hai miền Nam Bắc phân ly không hy vọng có ngày đoàn tụ. 

QUẢNG TRỊ, THÀNH PHỐ XƯA CHỈ CÒN NGHE TÊN CŨ - Gởi Điệp yêu dấu,

 “ Thành phố thân yêu vừa chiếm  lại đêm  qua bằng máu”.

Thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu ấy chính là Quảng Trị trong mùa hè lửa đỏ 1972. Máu của các chiến sĩ Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Thiết Giáp thật sự đã đổ ra trên những vùng đất La Vang, Thạch Hãn, Trí Bưu, Đông Hà để giành lại những vùng đất đã đổ nát không còn nhà còn cửa, không còn cây còn cối, không còn đường còn phố, không còn cả một con sông vì bom đạn, đất cát đã lấp đầy. Nói chi đến con người. Con người Quảng Trị đã phân tán, lưu lạc tứ xứ không phải chỉ từ mùa hè đỏ lửa mà từ những biến cố trên quê hương trước đây.

XA HUẾ - Huy Phương


 

 

 

 

 

 

Chúng ta mỗi người xa Huế hay bỏ Huế ra đi một cách, phần đông là theo con đường học vấn hay hoạn lộ, vào Saigon hay ra ngoại quốc, đẩy đưa theo công ăn việc làm. Cũng có người vì hoàn cảnh chiến tranh, đưa tới những vùng chiến thuật xa xuôi, dần dà đi xa Huế. Phần đông tất cả đều tùy hoàn cảnh sinh cơ lập nghiệp, thì thôi chỗ nào cũng là quê hương, ai cũng lấy làm mừng không phải chịu cái cảnh công danh thụt lùi phải quay lại Huế. Ai cũng nói thương Huế, nhớ Huế nhưng mấy ai có cái ý muốn được đổi về làm việc hay sinh sống tại Huế. Trên đường lập nghiệp, có người vui duyên mới, phụ tình xưa, còn đâu ngày trở về để tính chuyện trâu đồng nào ăn cỏ đồng nấy.

NGÀY NHỚ HUẾ - Gởi BS. Võ Văn Tùng

 

Dù ở Sàigòn hay ở Cali, cứ mỗi lần trời trở lạnh se sắt và tỏa ít sương mù, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ Huế. Phải chăng trong mỗi người Huế ly hương, có một phần sâu kín của tâm tư ấp ủ những hình ảnh và kỷ niệm, phần lớn là của thời niên thiếu, về Huế. Theo ý tôi, Huế chẳng phải là đất anh hùng của Mười hai nữ du kích kéo pháo như quân sử của bộ đội Cộng Sản đã vẽ vời ra, Huế cũng chẳng phải là đất của Cách Mạng, của Khí thế xuống đường của những ngày đấu tranh dân chủ. Nếu vậy, Huế chẳng còn là Huế của tôi.

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

MÌ GÓI VẠN TUẾ - Huy Phương

 Những hình ảnh chứng minh dầu chiên mì ăn liền không đáng lo như bạn nghĩ |  Dinh dưỡng, Ẩm thực, Thức ăn

Tôi thật là kẻ vô ơn. Hồi đi học có mỗi cái cân, tôi cũng biết do ông Roberval  chế ra, về định luật trọng lượng, tôi cũng biết nhờ ông Archimède, rồi sức hút của quả đất cũng biết tới ông Newton. Thế mà gần bốn mươi năm nay, tôi không biết ông tổ của mì gói hay mì ăn liền là Momofuku Ando, chủ tịch công ty Nissin Food Products Co. cho đến khi nghe tin ông qua đời. Tôi vô ơn là vì trước năm 1975, tôi ít gắn bó với tô mì gói "Hai Con Cua" của hãng Vifon ở Chợ Lớn, nhưng từ sau tháng tư ấy, cuộc đời tôi phải nói là gần như dính liền với sáng chế tuyệt vời của ông Ando. 

* "CẦN NUÔI ÔNG BÀ NGOẠI" - Huy Phương

 

Cô Agat Czemierys, sống ở Bialystok, Ba Lan vừa tung lên lưới internet...một lời rao để tìm một ông hay bà ngoại cho các con của mình như sau: "Chúng tôi muốn nhận nuôi một ông hay bà, người sẽ sống, tận hưởng các kỳ nghỉ hè và đi mua sắm cùng chúng tôi suốt đời. Không ràng buộc về tiền bạc, mà chỉ có tình thương." Cô đã được đáp ứng bởi hàng nghìn thư của các ông bà già trên đất Ba Lan hồi âm, sẵn sàng làm ứng viên ông bà ngoại theo lời rao này. 

ĐÀN BÀ...GHÊ THÂT - Huy Phương

 

 

 

 

 

 

 

Tuần trước tôi vừa đọc tin một người đàn bà ở Liverpool, Anh Quốc, Amanda Monti 24 tuổi, có một cuộc đấu khẩu với người bạn trai, Geoffrey Jones, 27 tuổi về vấn đề quan hệ chăn gối, đã dùng móng tay xe nát bì nang ngọc hoàn của người tình. Điều ghê gớm là người đàn bà này, để phi tang, đã bỏ vào miệng cố nuốt hai viên ngọc hoàn này, nhưng dã bị nôn tháo ra. Chuyện này đã làm cho người ta sởn tóc gáy và ghê tởm.Người ta tưởng tượng ra là bàn tay người đàn bà phải có những móng nhọn sắc như móng chim ưng và trong lòng phải có một quyết tâm cao mới hoàn tất được công việc này, vì các bạn thử tưởng tượng chúng ta muốn xé một miếng da đỏ sần sùi, lòng thòng dưới cổ một con gà tây bằng tay không, là khó khăn biết dường nào. Cô Monti bị hai năm tù giam và người bạn trai trở thành “hoạn quan” suốt đời, vì cuộc giải phẩu bất thành.

NỖI ĐAU TUỔI GIÀ - Huy Phương


 

 

 

 

 

Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm. Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. 

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

HẠNH PHÚC LÀ CÓ THẬT - Huy Phương

Vì sao đức Khổng Tử phải bằng mọi giá ngăn tên Mỗ làm thầy?

Đức Khổng tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ ngao du ngoài đồng, mặc áo cừu, thắt lưng dây, tay gẫy đàn cầm vừa đi vừa hát.

Đức Khổng tử hỏi: “Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?”

Ông Vinh Khải Kỳ nói: “Trời sinh muôn vật, loài người quí nhất mà ta được làm người. Trong loài người đàn ông quí hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông.  Người ta sinh ra có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn”.

CHIẾC CÒNG ĐIỆN TỬ - Huy Phương

 Hình ảnh thực tế vòng theo dõi sức khỏe Sony Smartband

Để theo dõi những tên tội phạm nguy hiểm vừa được thả ra tù, cảnh sát đã có những chiếc còng điện tử mang trên cổ chân những tên này để tiện bề theo dõi những hành tung của chúng ngoài xã hội, dù lên núi hay xuống biển, cũng không thoát khỏi sự kiểm soát tinh vi của cảnh sát. Hiện nay, thế giới có một thứ “còng điện tử“ khác mà người ta đeo nó một cách tự nguyện, đó là cái điện thoại cầm tay mà người ta gọi nó là cell phone, hand phone hay mobile phone... Trong các thành phố lớn, tỷ lệ số người tự nguyện mang “còng điện tử” này lên rất cao, có những gia đình mỗi người có một cái phone tay, đến nỗi người ta cắt luôn phone nhà và các phòng điện thoại đặt ở các ga xe lửa, tàu điện ngầm, trên phố xá, trước cửa các tiệm buôn dần dần rồi sẽ mất dạng luôn. 

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

PHẢI BIẾT HỔ THẸN

 

Nhà văn Trần Tự Triển  bên Tàu có kể một câu chuyện về sự hổ thẹn như sau: "Lâu Sư Ðức làm Tể Tướng, cất nhắc cho em, một tên bất tài đi làm Ðô Ðốc vùng Ðại Châu. Trước khi ra đi nhậm chức, tên Lâu Tể Tướng mới hỏi em: "Ta là người bất tài làm đến Tể tướng, lại cất nhắc mi đi làm Ðô Ðốc một châu. Nếu có ai đem lòng khinh ghét mà chưởi bới tới dòng họ ta, thì mi nghĩ sao". Người em thưa: "Xin anh đừng quá lo lắng, nếu có ai nhổ vào mặt em, em cũng chỉ im lặng lau đi là xong. Và như thế, chắc không phiền gì tới anh đâu, xin anh an tâm."

CHỮ HIẾU THỜI NAY - Huy Phương

 


 "Chín đứa con vẫn có vị trí trong bàn tay của

cha chúng, nhưng cha chúng lại chẳng bao giờ

có được vị trí trong gia đình của chín đứa con".

(Ngạn ngữ Estonia)

Nhật báo Los Angeles Times ngày 15 tháng 4 vừa qua đã loan tin chính quyền địa phương một vài nơi ở Trung Hoa đã đưa ra vài biện pháp hành chánh để cứu vãn tình trạng chữ hiếu bị quên lãng trong quốc gia đông người nhất hành tinh này. Những hình phạt sau đây sẽ áp dụng cho những đứa con bất hiếu :

TIẾNG CHIM BUỔI SỚM - Huy Phuong

 

Ngày bị đày ra tận Hoàng Liên Sơn, “lán” tù tôi ở bên một dòng suối nhỏ, đầu “lán” có một cây rừng, đến mùa hè hoa nở đỏ. Buổi sáng, tôi thường thức giấc sớm, nghe có con chim lạ đến hót những tiếng líu lo ở trên cành. Tôi nằm yên, quên hết phiền muộn, tận hưởng những âm thanh tuyệt diệu, âm thanh đầu tiên của một ngày. Để sau đó, không bao lâu, là tiếng kẻng tù gắt gỏng nổi lên giữa buổi sớm mai, bắt đầu một ngày lưu đày khốn khổ.Ai cũng cho rằng khi nằm trên giường thì bắp thịt ta được nghỉ ngơi, nhịp tim đều đặn, hơi thở nhẹ nhàng, giác quan tinh tế hơn, và ta có thể tập trung tinh thần vào những cảm giác hay những ý tưởng của mình một cách tuyệt đối. 

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Con Bò Sữa Hải Ngoại - Huy Phương

205.015 hình ảnh về con bò sữa, đẹp ấn tượng nhất năm 2019 - Mua bán hình  ảnh shutterstock giá rẻ chỉ từ 3.000 đ trong 2 phút

Năm ngoái, Thông Tấn Xã CSVN đã công bố một thành tích xuất cảng gạo trong năm 2003: 4.2 triệu tấn, tăng 400,000 tấn so với năm 2002. Nguồn tin này còn cho biết, năm 1999 là năm vô địch, Việt Nam đã xuất cảng gạo ra nước ngoài tới 4 triệu rưỡi tấn. Năm 2003 cũng là năm đầu tiên Việt Nam sản xuất 400,000 tấn gạo sang Châu Phi. Gạo Việt Nam không chỉ đạt số lượng cao mà còn đạt chất lượng tốt, chỉ thua gạo Thái Lan 5-10 đô la một tấn. Đọc tin này, chúng ta buồn hay vui? Vì sao Việt Nam đạt con số gạo xuất cảng đứng hàng thứ hai thế giới, mà ở Orange County, ông mục sư Nguyễn Xuân Bảo còn quyên tiền của đồng bào, đem về Việt Nam mua từng bao gạo nhỏ để phát cho đồng bào vùng thôn quê?

Miếng Ăn - Huy Phương

 

Miếng ăn là miếng tồi tàn ... (ca dao)

Trong thời gian đi tù “học tập cải tạo” ngoài Bắc, một ngày nọ ở trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, trong lúc tôi bị bệnh phải nằm nhà, có một thiếu tá bộ đội Bắc Việt ghé thăm trại. Đến “lán” tôi ở, ông xưng là thiếu tá thuộc Bộ Nội Vụ và hỏi tôi thuộc quân binh chủng nào, cấp bậc gì. Sau khi nói cấp bậc và cho ông ta biết là tôi thuộc ngành chiến tranh tâm lý đóng quân ở Saigon, viên thiếu tá la lên ra tuồng mừng rỡ như gặp bạn cố tri, ông ta hấp tấp hỏi tôi:- “Ở trong ngành tâm lý chiến, các anh biết anh Phạm Huấn và Phan Nhật Nam không?” Tôi thực thà đáp rằng Thiếu Tá Phạm Huấn thì làm chung phòng với tôi, còn nhà văn Phan Nhật Nam cũng là người quen biết. 

Ngôi Làng Buồn Thảm - Huy Phương

 

 “Đời tỵ nạn tìm đâu ra hạnh phúc,

Quốc gia nào ghi nhận dấu chân tôi?”

(Hai câu thơ của ai đó đã khắc lên

một bức tường của Ngôi Làng Buồn Thảm!)

 “Dưới ống kính của Brian Đoàn, trong toàn thể tập sách, tôi chỉ tìm thấy duy nhất một nụ cười trong ngôi làng buồn thảm này, đó là nụ cười của một người mất trí, anh Huỳnh Phong.” Cái cảm giác của tôi sau khi xấp lại cuốn sách “The Forgotten Ones” của người nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Brian Đoàn là một cảm giác phiền muộn. Những gì đã được Đoàn ghi lại qua ống kính trong tập sách này là quang cảnh của một ngôi làng buồn thảm và những con người thiếu sinh khí, không có lấy một nụ cười. Đi từ một vùng biển hoang vu Palawan, với xác một con tàu vỡ nát còn lại trên bờ cạn và chấm dứt với những ngôi mộ càng ngày nhiều ra ở trang cuối, toàn thể tập ảnh là một bài thơ buồn, tuyệt vọng, không thấy hé lên ở cuối chân trời tăm tối một tia ánh sáng nào.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

HDCB GS PHẠM CAO DƯƠNG - HUY PHƯƠNG (Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam)

‘Ngày Mai Đã Muộn Rồi!’ - Huy Phương


Nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy hôm 15 Tháng Tư, 2019 trong sự tiếc nuối của hàng triệu người, nhất là những ai đang có dự định đến thăm nơi này. (Hình minh họa: Getty Images)

Ở thời niên thiếu, chúng tôi đã được xem một cuốn phim tình cảm đen trắng do Ý sản xuất trong một rạp chiếu bóng ở một tỉnh nhỏ miền Trung. Cuốn phim mang tên “Ngày Mai Đã Muộn Rồi,” (Demain c’est trop tard!) liên quan đến việc giáo dục giới tính phù hợp cho giới trẻ. Cuốn phim nêu ra chuyện nếu hôm nay không được chỉnh sửa hay là được làm đúng, ngày mai đã quá trễ, muộn màng. Tuổi ấy, chúng tôi không hiểu nhiều về tình tiết của câu chuyện, và luận đề cuốn phim đưa ra, nhưng sau này, rất thích lập lại tên của cuốn phim trong nhiều tình huống của cuộc sống. Phải chăng, đừng để đến ngày mai mà muộn màng, những gì làm được hôm nay thì hãy làm.

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

Giới thiệu sách: "TUYỂN TẬP HUY PHƯƠNG" của nhà văn Huy Phương - Triều Giang


 


 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhà xuất bản Nam Việt mới phát hành Tuyển Tập Huy Phương của cây bút viết Tạp ghi được khán giả trong và ngoài nước yêu mến vào hàng đầu, nhà văn Huy Phương. Tuyển tập được in xong vào những ngày cuối năm 2020.
Tuyển tập dày hơn 700 trang tuyển lựa những bài viết ưng ý nhất của Huy Phương trong 50 năm cầm bút. Trong Lời Tựa ông đã viết "Như Một Lời Chia Tay", nói đúng hơn là như những lời trăn chối, và ông chia sẻ: "Theo luật đời, ở tuổi ngoài 80, chúng tôi đi vào giai đoạn già yếu , bệnh tật, và mang một chứng bệnh nan y, chắc sắp cũng phải đến lúc "xuống tàu", giã từ đời sống, chúng tôi không có của cải tài sản gì để lại , ngoài "HUY PHƯƠNG TUYỂN TẬP" tuyển chọn trong 14 tác phẩm, văn thơ qua 50 năm, để gửi đến bằng hữu và bạn đọc như là một món quà chia tay"