Pages

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Con nhà nghèo - Tạp ghi HUY PHƯƠNG


Chi phí chữa bệnh tại Mỹ cao hơn nhiều quốc gia ở Âu Châu và Nhật Bản. (Hình minh họa: Getty Images)

Nhắc đến chuyện nghèo, chúng ta nhớ lại hình ảnh của một nhân vật “con nhà nghèo” trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1930 của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Cuốn tiểu thuyết này mô tả hoàn cảnh của một nông dân Nam Bộ là Cai tuần Bưởi, một anh nông dân hiền lành chất phác, cần cù lao động, thuộc loại “con nhà nghèo.”

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

RMS Tuyển Tập Tạp Ghi của Huy Phương và Ca Nhạc Chủ Đề "Nước Non Nghìn Dặm"

NHỮNG MÓN NỢ KHÓ TRẢ (Tạp ghi Huy Phương)



(Nhân Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH kỳ 10,
được tổ chức tại Nam California)
“…Cuối cùng trong cuộc đời này không có điều gì anh hùng và cao thượng hơn là hy sinh cuộc đời mình để cho người khác được quyền sống. Trong mắt tôi mãi mãi không có những người phế binh thương tật mà chỉ có những con người trai anh hùng một thời chọn cho mình con đường đi và và sống đích thực có ý nghĩa nhất.”
(trích thư Bác Sĩ Liên Hương ở San Jose gởi một người TPB VNCH)
Sau Tháng Tư, 1975, hằng trăm nghìn người thương binh của miền Nam Việt Nam không thể nào che giấu lý lịch với đôi mắt mù, cái chân cụt và quá khứ đã là một người lính có thành tích chiến đấu chống Cộng Sản ngoài mặt trận. Không còn khả năng làm lụng để kiếm miếng cơm nuôi gia đình và chính bản thân mình, những người này còn phải sống trong không khí lạnh lùng, ngờ vực và khinh rẻ của kẻ chiến thắng không có tình người. Chính phủ, quân đội, đơn vị, cấp chỉ huy, đồng đội không còn, gia đình quyến thuộc không đủ sức cưu mang vì chính họ cũng bị nhận chìm tận cùng dưới đáy xã hội.

Tạp ghi: Huy Phương - Chó chết…hết chuyện!!!

Con chó nằm trong cũi thấy đồng loại của mình bị đem đi đập đầu, cạo lông còn lồng lộn, gầm gừ, hay chảy nước mắt, nhưng đôi khi con người lại quá thờ ơ và dửng dưng với nỗi đau và cái chết của chính đồng bào mình.Khắp nơi trên đất, chó là con vật được đánh giá cao vì sự thông minh, lanh lợi, lòng trung thành, tình cảm chan chứa, và nhất là mối thân hữu tự nhiên đối với loài người. Ai nói mặc ai, chứ ở cái xứ Việt nam từ xưa đến nay, tôi thấy con chó là thứ súc vật hèn hạ, bị khinh bỉ nhất, được con người Việt Nam dùng trong những câu chửi rủa miệt thị, không hề nương tay. Nói đến gốc gác thì gọi là “đồ chó đẻ,” mạt sát thì gọi là “đồ chó,” thậm chí trong trò chính trị, khi nói đến những tên hoạt đầu, bất tài vô tướng, một sớm một chiều ăn trên ngồi trốc, thì ví von như “chó nhảy bàn độc!” Con chó chết lại được xem tệ hại hơn là một con chó sống, bằng chứng chửi ai là chó chết nặng gấp mười lần chửi ai là đồ chó… sống!

Tạp ghi Huy Phương: Lại nói chuyện ‘đi và về’


2014 MAY 12 KL.LT.300
“…thứ nhất tôi không thích chính trị, thứ hai là tôi không có dính tới chính trị.  Cuộc đời tôi chỉ có hát, hát và hát mà thôi!” (Phát biểu của một danh ca tị nạn cộng sản tại hải ngoại)
Tháng Chín, 2012, Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn CSVN ký giấy phép đồng ý cho ca sĩ Khánh Ly về Việt Nam hát, theo đó, Khánh Ly sẽ có mặt trong bốn chương trình do Công Ty Giải Trí Ðồng Dao tổ chức tại ba thành phố lớn: Hà Nội, Ðà Nẵng và Sài Gòn. Dư luận hải ngoại đã lên tiếng về chuyện về hay không về, thương và ghét, nhưng rồi như chơi “trò ú tim,” Khánh Ly không về, nhưng không hề nói lý do, trong đó có phải một phần phải chăng từ nguồn dư luận từ hải ngoại tỏ ra không đồng tình với chuyện về của cô.

BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG - Tạp Ghi Huy Phương

homeless-
Một người homeless ở góc đường Bolsa- Brookhurst, Little Saigon. (Hình Huy Phương) “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!”(Kiều) Một đài phát thanh địa phương vừa mở ra chương trình hội thoại với gợi ý “hiện nay, vùng Little Saigon nhếch nhác vì có quá nhiều người không nhà mang bảng “homeless” đứng ở các góc đường, như vậy có nên cho tiền những người này không?” Khoảng 80% thính giả gọi vào đều lên án những người này là chây lười, hút xách, cờ bạc, rượu chè, trộm cắp… và đi đến kết luận là nhất định không cho tiền những người này. Không cho tiền họ thì “tệ nạn” này sẽ chấm dứt, cho tiền là khuyến khích những người này tiếp tục “xuống đường” tạo nên một hình ảnh không đẹp mắt cho thủ đô tị nạn Little Saigon này. Tôi thật xót xa khi điều này làm tôi liên tưởng đến các bà nội trợ thường căn dặn con cái, thu vén thực phẩm ngoài vườn để tránh chuyện ban đêm chuột ra ăn, thức ăn nhiều thì chuột càng sinh sôi nảy nở kéo nhau đến đây càng nhiều.

Đọc Nước Mỹ Lạnh Lùng của Huy Phương Feb 13, 2004 - Bùi Bích Hà


Nhà báo Vũ Ánh có lần đã đưa ra nhận định sau đây khi nói về hình thái sáng tác của văn học hải ngoại: “Ngày nay, những nhà văn viết tạp ghi được kính trọng như những người sống thật với cuộc sống.”Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định thẳng thắn và thực tế này. Với ít nhiều chủ quan của một người bị giới hạn bằng những cảm xúc do tiếp cận môi truờng mà có, xin quí vị tha tội mạo muội nếu tôi thưa rằng, hơn bao giờ hết trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, ba bốn thập niên cuối thế kỷ 20, đất nước và con người Việt Nam đã chứng nghiệm một thời điểm đầy rẫy những nỗi bi thương, những thảm kịch hằn sâu vết tích trên thân thế, khiến cho khuynh hướng đi tìm những giá trị siêu hình to lớn ngoài đời sống, nơi những nhân vật hư cấu trong văn chương, phải tạm thời lui bước, nhường sân khấu cho những con người thật, khóc cười bằng chính hình hài, thể xác và tâm hồn họ.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Trở Về Quê Cũ - TẠP GHI HUY PHƯƠNG

Hạ Tri Chương, thi sĩ đời Thịnh Đường, xa quê từ nhỏ, lúc trở về đã già, tuy còn giữ giọng nói quê nhà, nhưng lũ trẻ thấy người lạ, bèn hỏi Khách ở phương nào đến đây?” (...khách tòng hà xứ lai?) Đối với chúng ta, xa quê gần bốn mươi lăm năm, gần nửathế kỷ, tính theo đời sống của một con người, thì thời gian này cũng là quá nửa đời người. Lúc bỏ nước ra đi, dù có hai mươi ba mươi, thì nay trở về cũng đã là một ông già bảy, tám mươi tuổi rồi, tóc đã bạc, trí nhớ không còn minh mẫn như xưa. Gặp lũ trẻ trong nước ngày nay, dù là ở trên con đường quê hay trong quán cà phê phố thị, cũng không ai đặt câu hỏi: Khách ở phương nào đến đây?” Vì, lớn lên chúng biết và có nhiều kinh nghiệm về những người tuồng như xa lạ trở về. 

PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: Nhà văn Huy Phương ra mắt 2 tuyển tập tạp ghi

Sóng Vỗ Bèo Trôi -Tạp Ghi Huy Phương

Ông Thầy Tử Vi không vui, nói với tôi: “Cứ như lá số này của gia đình ông, thì trong vận hạn 10 năm sắp tới của ông xem như là một vận xấu kéo khá dài. Số ông có Thái Dương hãm ư di cung, nan chiêu tổ nghiệp, ly tổ vi hung. Số ai có sao Thái Dương cư cung Thiên Di, khó bảo toàn tổ nghiệp ở quê hương, vận này rất xấu! Số cháu trai thì Vũ Phá Tỵ Hợi Di cung- Tha phương cầu thực lao tâm phất lực. Hai sao Vũ Khúc, Phá Quân ở cung Di, phải vất vả lắm mới có miếng ăn, không chừng phải bỏ xứ ra đi!” Bấy giờ gia đình chúng tôi đang ở trong tâm trạng phấn khởi, đã khám sức khỏe xong đang chờ chuyến bay đi Mỹ, số này tất ứng vào chuyện “phải bỏ xứ ra đi,” nhưng nói tới đây, là vận 10 năm không tốt thì chắc là số tử vi này chấm sai. Trước đây đã có bao nhiêu người bỏ thân trên biển cả, chỉ mong có dịp đặt chân đến một nơi nào đó ở ngoài đất nước Việt Nam. Bây giờ có cơ hội xuất ngoại bằng máy bay, không phải chui nhủi, trốn tránh, bảo toàn được sinh mệnh, hẳn phải là gặp phước Trời, trăm người chưa được một.

“Hochiminh City”, Điểm Đến Cuối Cùng ! - Huy Phương⁩


Cô Rita Rasimaite, 26 tuổi, đến từ quốc gia Cộng Hòa Litva (Đông bắc Âu Châu), đã làm một cuộc hành trình xuyên Việt dài 3,600 km từ Mộc Châu (Sơn La), Điện Biên, rồi xuống Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang và đến Sài Gòn vào tối 18 tháng Bảy bằng chiếc xe đạp “Cannondale Quick 5” của cô. Mệt mỏi sau những đoạn đường dài, Rita Rasimaite đã có một đêm nghỉ tại khách sạn trên đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn. Sáng ra thức dậy, chiếc xe đạp đã theo cô rong ruổi trên đường vạn dặm đã biến mất. Cô gái người Litva này đã đi thăm hơn 10 quốc gia trên thế giới trước khi đến Việt Nam và mạo hiểm bằng một chuyến đạp xe từ Bắc vào Nam, khởi hành từ hơn hai tháng trước.