Pages

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

CÂU CHUYỆN CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ

Sau ngày 30 tháng Tư 1975, trẻ con miền Nam được các cô giáo “giải phóng” dạy cho một bài được “áp tải” từ  miền Bắc vào. Bài hát ngây thơ như sau: “Cháu lên ba. Cháu vô mẫu giáo. Cô yêu cháu vì cháu không khóc nhè. Không khóc nhè để mẹ trồng cây trái, ba vào nhà máy, ông bà vui cấy cày. Là lá la la.”Các bạn có chú ý chi tiết đặc biệt nào trong bài hát này dành cho các em bé mẫu giáo này không? Đó là chi tiết ông bà vui cấy cày ở cuối bài hát. Ông bà vui cấy cày thì nặng quá, ông bà chịu sao nỗi với chế độ miền Bắc. Chuyện này làm tôi nhớ lại những ngày còn nhỏ, đọc quốc văn giáo khoa thư, nhớ cái bài bà ru cháu ngủ: Trưa mùa hè trời nắng chang chang, gió im phăng phắc, bà ru cháu ngủ, tiếng võng kẽo kẹt, có ngủ thì ngủ cho lâu, mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về. Hình ảnh bà sao mà hiền lành, dịu dàng thế.

GIẢ ƠN CÁI CỐI CÁI CHÀY

 Bộ chày cối gỗ Thanh Điền giảm chỉ còn 36,000 đ

Tôi sinh được ra trên cõi đời này vốn đã mang ơn mẹ tôi cưu mang chín tháng mười ngày, đã mang nặng lại đẻ đau; cha tôi phải đổ mồ hôi sôi máu mắt kiếm tiền nuôi tôi lớn khôn. Bà mẹ nào đẻ con khôn cũng … mát rợi nhưng tôi là con dại nên mẹ tôi chẳng lấy làm sung sướng gì. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, tôi là thằng con trai nhưng thua cả một đứa con gái tầm thường, điều đó khiến cho cha tôi chẳng lấy gì làm hãnh diện. Thế là đã mang ơn cha mẹ tôi lúc chưa ra đời, tôi lại mắc nợ cha mẹ tôi những gì tôi đã không làm được cho cha mẹ tôi vui lòng về sự có mặt trên đời này của tôi. Dù cuộc đời này chẳng vừa ý gì với tôi, nhưng tôi chẳng bao giờ trách móc rằng vì cha mẹ tôi ngủ với nhau mà sinh ra tôi như phường vô lại vẫn thường rêu rao.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Thư gởi anh Đại Tá

Xin mot lan noi ve Tango  

 (hình minh hoạ)

Hôm qua trong buổi dạ vũ lấy tiền giúp anh em mới sang, tôi biết anh “Đại Tá” có ý giận tôi, và cũng vì chuyện  này đêm qua tôi cũng trằn trọc khó ngủ. Trong lúc mọi người vây quanh anh, một đại tá, hai đại tá thì tôi cũng dùng chữ anh để gọi “đại tá” và xưng tôi. Mặt anh tối sầm lại, tôi thấy rõ, mặc dù đêm vũ trường lúc đó đã tối. Phải nói xung quanh đây toàn là em út của anh cả, và ở đây anh là người có cấp bậc cũ trong quân đội lớn nhất. Lẽ cố nhiên anh cũng hãnh diện vì giờ này thiên hạ còn gọi cấp bậc của anh. Biết đâu có người cao hứng đã gọi anh là Chuẩn Tướng cũng nên. Qua đây để nhớ tiếc một thời vang bóng, người ta đã phong hàm, phong tước cho nhau rất nhiều. Thiếu úy thì xưng là Đại úy, Đại úy thì giới thiệu là Thiếu tá. Thiếu tá thì gọi là Trung tá. Thậm chí Trung sĩ được gọi là cựu sĩ quan.

ĐỘNG VẬT CÓ BỐN ... BÁNH

 Dừng xe, đỗ xe sai quy định sẽ bị phạt bao nhiêu? | Báo Dân trí

Tôi không biết ai đã nói cái câu “Người Mỹ là một động vật có bốn ... bánh.” Câu nói có vẻ ngộ nghĩnh nhưng xem chừng thì hữu lý lạ thường. Đời sống người Mỹ hình như gắn chặt với cái xe hơi từ nhỏ trong cái “car-seat”, chết đi trong cái xe tang “funeral car,” và suốt đời thì không rời cái xe ngày nào! Chẳng nơi đâu xa, ngay trên đất Cali, tiểu bang Vàng (Golden State) này có hai mươi lăm triệu dân thì đã có mười tám triệu cái xe chạy long nhong trên đường phố, trên “free-way” mỗi ngày và trong 24 giờ đồng hồ làm việc, ăn ngủ, nghỉ, di chuyển, liệu những ai có may mắn chỉ ngồi trong xe trước tay lái chỉ có vài giờ đồng hồ. Những người làm nghề lái xe có thể ngồi trên xe suốt ngày và những người có nơi làm việc xa phải lái xe đi về vài ba tiếng là việc thường tình, không có gì phải than trách. Dù ít, dù nhiều thì đời sống của mỗi người Mỹ hình như đã gắn chặt với cái xe hơi.

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Phở trên đường ..lưu lạc - Tạp ghi HP

 6 Quán phở ngon nhất Hà Nội - Tripi Blog

Không biết nền thi ca hải ngoại kết duyên với Phở lúc nào mà tuần trước Lê Văn Vũ Bắc Tiến vừa ra mắt Bến Nước Ngũ Bồ của Hoàng Công Khanh ở Phở Ngon thì tuần sau Du Tử Lê lại trình làng Đi Với Về Cùng Một Nghĩa Như Nhau tại Phở Hòa An.(1) Bây giờ nói đến Phở ta phải nói đến Việt Nam cũng như trái lại, và nghĩ đến quê hương là nghĩ đến một ngày được ăn một tô phở trên đất mẹ. Tôi cũng xin cám ơn cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đã biến Phở thành một món ăn Việt Nam không còn phân ranh Nam Bắc. Cùng với cuộc vào Nam của hơn một triệu đồng bào sau khi hiệp định Genève được ký kết, Phở đã có mặt khắp Sài Gòn, khắp hang cùng ngõ hẻm và từ đó người Nam, người Hoa được thêm một món ăn tuyệt hảo hàng ngày ngoài hủ tiếu và mì.Nói đến những bước đi lịch sử của Phở vào những năm 1954, 55 mấy ai còn nhớ đến tiệm phở Gà Trống Thiến ở đường Phan Đình Phùng, có cô ca sĩ tóc bồng bềnh nổi danh một thời Yến Vỹ. Tiệm phở này rất nổi tiếng và ra đời đồng một thời với cà phê Gió Bắc ở phía bên kia đường Phan Đình Phùng. 

Người Mới Sang - Tạp ghi Huy Phương

 

 

 

 

 

 Nhân một buổi họp mặt tại nhà người bạn sống ở Mỹ đã lâu, một vài người chưa quen biết, sau khi biết tôi chỉ vừa qua Mỹ vài tháng, đã tỏ vẻ ngạc nhiên: “Thế mà hồi nãy tới giờ tôi cứ tưởng anh qua Mỹ đã lâu!”  Lẽ cố nhiên những người này chỉ mới quan sát mình qua bề ngoài và câu nói đó có tính cách khẳng định: những người mới qua Mỹ chỉ có thể là những người “thân thể thì ốm đói, mặt mày xanh xao, áo quần xơ xác”, một người khác thường không thể nhầm lẫn được. Sống với Việt Cộng, cả tù trong lẫn tù ngoài 15 năm mà chưa xương bọc da, người chưa hóa ngợm kể cũng lạ.Mới qua Mỹ vài hôm, người đang dật dờ giữa ngày và đêm, tâm hồn đang còn hoang mang giữa đi và ở, thực và mộng thì một người bạn điện thoại đến hỏi thăm: “Sao thấy thế nào, trong người ra sao?”  Mình cứ thật thà kể lể là người cứ chao đảo, ăn không ngon, cứ như nửa tỉnh nửa mê.  Người bạn này bèn quạt cho một hồi: “Người ta vượt biển chịu đói khát, đày đọa, gặp bao nhiêu hiểm nghèo, chết sông chết biển … mới qua được đây.  Còn anh, đi máy bay, có tây đầm túc trực hầu hạ, cơm bưng, nước rót mà  còn than vãn nỗi gì!”

Thiên Đường Ở Đâu ? Tạp ghi Huy Phương

 

 Tôi xin thanh minh trước, tôi không phải là người giảng đạo nói về đâu là thiên đường, đâu là địa ngục. Tôi là kẻ phàm tục đang nói về nước Mỹ. Nước Mỹ phải chăng là thiên đường của trái đất, hay thực tế hơn là thiên đường của người tị nạn. Bằng chứng là dân chúng thuộc các nước độc tài, áp bức hoặc nghèo đói đều ước mơ được thoát ra nước họ để đến nước Mỹ. Ngay cả nước tự do đã có mức sống ổn định họ vẫn nuôi hy vọng được đi làm việc tại Mỹ, cho con cái học hành tại Mỹ. Người ta vào Mỹ bằng những con đường chính thức và bất hợp pháp. Chính thức bằng cách kết hôn với một người công dân Mỹ dù phải bỏ tiền ra để lấy một giấy nhập cảnh Mỹ. Chính thức bằng cách công dân Mỹ đứng ra bảo lãnh cho cha mẹ, vợ chồng, anh em vào Mỹ. Chính thức bằng cách qua thanh lọc và chấp thuận cho vào Mỹ tại các trại tị nạn, do các viên chức Bộ Tư Pháp Mỹ phụ trách, đối với những người đủ tư cách tị nạn,