Pages

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

Mẹ và "Nursing Home" - Huy Phương

 BM: Một ngày ở Nursing Home

 “Một Mẹ nuôi đủ năm con,

Năm con không nuôi nổi một Mẹ.”

(tục ngữ)

Người Việt ở Hoa Kỳ có hai ngày để nhớ mẹ, đó là ngày “Mother’s Day” của Mỹ và ngày Vu Lan của Phật Giáo. Bây giờ những lời cầu nguyện cho bình an của Mẹ đã qua đi, chuông mõ đã lắng yên, những bông hồng trắng, đỏ cài trên áo đã héo khô. Mẹ đã trở lại cuộc sống bình thường hằng ngày, trong xưởng may, bên bếp lửa nóng, ngồi trước màn ảnh của phim bộ hay trằn trọc trong “nursing home” đêm nay. Các nhà thơ, các nhà văn đã nói nhiều về Mẹ, với những hình ảnh dịu dàng và thân ái biết bao nhiêu: “Mẹ và Quê Hương”, “Mẹ và Em”, “Mẹ là Thơ”... Thế mà hôm nay, tôi đã tàn nhẫn đem Mẹ gắn liền với “nursing home”,  nơi mẹ sống những ngày cuối cùng lặng lẽ, sầu muộn và câm nín. 

BUỔI MAI HÔM ẤY - Huy Phương

 Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng  lần đầu tiên - Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong ngày

 “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh...” Phải rồi ngày ấy đã xa. Trong chúng ta không ai không có một kỷ niệm của buổi tựu trường và những ngày thơ ấu, tuổi học trò. Nhưng câu văn đầy nhạc, dịu dàng như thơ, trích từ những trang sách của Thanh Tịnh mà trong chúng ta, ai cũng thuộc nằm lòng. Rồi mẩu chuyện “ngày khai trường” trong tập sách “Tâm Hồn Cao Thượng” của nhà giáo Hà Mai Anh dịch từ Edmond de Amicis, mà những người cao niên ngày nay vẫn còn nhớ: “Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay mẹ tôi đưa tôi vào trường Ba-Lệ-Tư để ghi tên lên lớp Ba.” Hay lên những lớp trung học với những trang sách của Anatole France, nói về mùa tựu trường: “Je vais vous dire, ceux que me rappellent tous les ans...” để chúng ta không quên, bên trời tây, cậu bé học trò, vai mang cặp sách, tung tăng đi qua khu vườn Luxembourg khi những ngọn lá vàng rơi trên vai những pho tượng trắng.

ĐI LẤY CHỒNG XA - Huy Phương

 Con gái lấy chồng xa và nỗi buồn của mẹ

 “Lấy chi trả thảo cho cha,

Đền ơn cho mẹ, con ra lấy chồng”            

(Ca dao)

Lúc tôi mới lên ba thì chị đã mười tám tuổi. Ngày ấy khi cha tôi dạy học ở Bố Trạch, Quảng Bình thì chị tôi theo chồng về tỉnh lỵ Đồng Hới, con đường từ nhà mẹ ra nhà chồng cũng chẳng bao xa. Tôi nghe nói ngày chị đi lấy chồng, mẹ tôi khóc nhiều vì chị là con đầu lòng, mà chị tôi cũng sụt sùi không kém. Vài năm sau, cha tôi đổi về quê quán Thừa Thiên cho gần gũi với bên nội, thì khoảng cách giữa chị tôi và gia đình xa thêm một khoảng đường. Năm 1954, đất nước bị chia cắt, chị tôi và mẹ ở hai miền Nam Bắc phân ly không hy vọng có ngày đoàn tụ. 

QUẢNG TRỊ, THÀNH PHỐ XƯA CHỈ CÒN NGHE TÊN CŨ

 

                                                            Gởi Điệp yêu dấu,

 “ Thành phố thân yêu vừa chiếm  lại đêm  qua bằng máu”.

Thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu ấy chính là Quảng Trị trong mùa hè lửa đỏ 1972. Máu của các chiến sĩ Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Thiết Giáp thật sự đã đổ ra trên những vùng đất La Vang, Thạch Hãn, Trí Bưu, Đông Hà để giành lại những vùng đất đã đổ nát không còn nhà còn cửa, không còn cây còn cối, không còn đường còn phố, không còn cả một con sông vì bom đạn, đất cát đã lấp đầy. Nói chi đến con người. Con người Quảng Trị đã phân tán, lưu lạc tứ xứ không phải chỉ từ mùa hè đỏ lửa mà từ những biến cố trên quê hương trước đây.