Pages

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Xa Huế - HUY PHƯƠNG


 

 

 

 

 

Chúng ta mỗi người xa Huế hay bỏ Huế ra đi một cách, phần đông là theo con đường học vấn hay hoạn lộ, vào Saigon hay ra ngoại quốc, đẩy đưa theo công ăn việc làm. Cũng có người vì hoàn cảnh chiến tranh, đưa tới những vùng chiến thuật xa xuôi, dần dà đi xa Huế. Phần đông tất cả đều tùy hoàn cảnh sinh cơ lập nghiệp, thì thôi chỗ nào cũng là quê hương, ai cũng lấy làm mừng không phải chịu cái cảnh công danh thụt lùi phải quay lại Huế. Ai cũng nói thương Huế, nhớ Huế nhưng mấy ai có cái ý muốn được đổi về làm việc hay sinh sống tại Huế. Trên đường lập nghiệp, có người vui duyên mới, phụ tình xưa, còn đâu ngày trở về để tính chuyện trâu đồng nào ăn cỏ đồng nấy.

NGÀY NHỚ HUẾ - Huy Phương


Gởi BS. Võ Văn Tùng

Dù ở Sàigòn hay ở Cali, cứ mỗi lần trời trở lạnh se sắt và tỏa ít sương mù, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ Huế. Phải chăng trong mỗi người Huế ly hương, có một phần sâu kín của tâm tư ấp ủ những hình ảnh và kỷ niệm, phần lớn là của thời niên thiếu, về Huế.Theo ý tôi, Huế chẳng phải là đất anh hùng của Mười hai nữ du kích kéo pháo như quân sử của bộ đội Cộng Sản đã vẽ vời ra, Huế cũng chẳng phải là đất của Cách Mạng, của Khí thế xuống đường của những ngày đấu tranh dân chủ. Nếu vậy, Huế chẳng còn là Huế của tôi.

KHỔ NẠN ĐÁM CƯỚI - Huy Phương

Văn mẫu: miêu tả đám cưới bằng tiếng Trung - THANHMAIHSK 

Trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, các nghi thức về hôn lễ tại gia đình được cử hành khá chu đáo, nghiêm trang tại nhà cô dâu (nhà gái) vào buổi sáng ngày hôn lễ gồm các phần nạp lễ, giới thiệu bà con hai bên, trình diện cô dâu, vái gia tiên, trao quà cho cô dâu và sau đó là một buổi tiệc nhỏ đãi hai gia đình do nhà gái phụ trách. Nghi lễ này dù có thay đổi đôi chút nhưng vẫn theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Nhưng tối đến, trong buổi tiệc khoản đãi hai họ, bạn bè mà ta thường gọi là “tiệc cưới” thì được tổ chức một cách rất là loạn xạ, lai căng, nửa Tàu, nửa Tây và chỉ còn chút ít còn lại là văn hóa Việt Nam. 

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

Một Nơi Để Về - Huy Phương

 

Về Nam, hai tiếng ấy luôn luôn réo gọi trong nỗi hy vọng chứa chan của chúng tôi, những tên tù biệt xứ. Từ ngày xuống tàu Sông Hương ra Bắc, cả một lũ lôi thôi lếch thếch đổ bộ lên - một kho năm kho bảy gì đó - cảng Hải Phòng, trong một buổi chiều nhá nhem, giữa những ánh đuốc và ánh mắt hận thù, giữa súng, lưỡi lê và tiếng gầm gừ của đàn chó săn Đông Đức, chúng tôi cảm thấy một nỗi tuyệt vọng không bờ bến. Miền Nam giờ đã quá xa, ba ngày đêm dưới những khoang tàu trâu ngựa, ngập ngụa tanh hôi, xa trong nỗi nhung nhớ, xót xa. Ở phương trời đó bao nhiêu gia đình, có cả con thơ, vợ dại, mẹ già ngày đêm trông ngóng, mò mẫm trong những mớ tin đồn, những thông cáo trấn an. Không ai biết chúng tôi đi đâu, bằng phương tiện gì, chết sống, đày đọa ra sao.

CHUYỆN ÔNG GIÀ LÁI XE - Huy Phương

Một ông già nổi tiếng về lái xe khắp nước Mỹ trong tuần trước là ông George Russell Weller. Ở đầu con đường vào khu chợ nông sản ở Santa Monica – California, ông Weller, 86 tuổi đã nhấn ga chiếc xe Buick của ông lên tới 60 dặm/giờ và chạy thẳng vào khu chợ, cán nát và hất tung đám đông đang đi mua bán ở đây, làm cho mười người chết và gần năm chục người bị thương. Ông Weller  thú nhận là thay vì đạp thắng cho xe dừng lại, ông đã nhấn chân ga. Mặc dầu bằng lái của ông không hề bị tỳ vết, cảnh sát cũng đã tịch thu bằng lái của ông. Nếu ông là người có tài sản, lần này chắc ông phải sạt nghiệp vì con số tổn thất ông đã gây ra lên quá cao.