Pages

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Tạp ghi Huy Phương: ‘Ngoại ơi!’

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cùng hai cháu ngoại trong một lần vào thăm con gái Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong lao tù. (Hình: Facebook Trịnh Kim Tiến)
Tiếng bà ru cháu ầu ơ
Yêu thương còn đến bây giờ Ngoại ơi…
(Ca dao)
Trong đời, tôi không bao giờ gọi được hai tiếng “Ngoại ơi!” thương yêu như những đứa trẻ khác trên đời này. Nói rõ là bà Ngoại mất sớm khi tôi chưa mở mắt chào đời. Bà Ngoại tôi góa chồng sau khi sinh mẹ tôi, nên tất cả tình yêu thương của bà đều dành cho con. Về phần mẹ tôi, bà Ngoại cũng là điểm tựa thương yêu duy nhất trên cuộc đời này. Từ ấu thơ, tôi không nghe mẹ tôi nhắc đến bất cứ một ai gọi là họ hàng bên Ngoại ở cái làng Đức Phổ, một ngôi làng xa xôi trên đất Quảng Bình thuở đó!

: ‘Bún bò Huế’ - Tap Ghi Huy Phuong


“… Cha mạ ơi! Tụi hắn đem bán cả biển, rừng, đất đai của tổ tiên chưa đủ lòng tham, chỉ còn một món ăn quê hương nghèo khó nghìn đời của mạ tui, tụi hắn còn giành giật cho là tài sản của mình, đăng ký với Cục Sở Hữu Trí Tuệ Ba Đình, ban hành quy chế quản lý và sử dụng, để từ ni, ai bán bún bò Huế thì phải xin phép lũ hắn, mấy thằng ‘cán ngố’ Thừa Thiên-Huế! Răng mà tham lam, độc ác tận mạng rứa Trời! Mả cha cái đồ vô hậu!” Nếu mạ tôi còn sống, bà sẽ chửi cách Huế như vậy, sau khi nghe tin Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên-Huế “cưỡng chế” món bún bò Huế đã có tự nghìn xưa. Hơn nữa đối với những người này, những người vô liêm sỉ, phải dùng loa phường, loa khóm mà chửi ra rả suốt ngày như kiểu “chửi mất gà” may ra mới đã nư!

Giành Trả Tiền - Tạp Ghi Huy Phương


Chúng ta là người Việt Nam, đã hẳn đôi ba lần mục kích trong tiệm ăn, sau khi tiệc tàn, trước quầy trả tiền, vài ba người bạn giành giật, lôi kéo thậm chí níu áo, kẹp tay nhau, giận dữ để giành phần trả tiền. Ðây là một việc làm chẳng mấy đẹp mắt, mà còn có thể đưa đến chuyện tử vong hay gây thành án mạng. Câu chuyện xảy ra vào tối 29-5-2014, tại quận Phong Ðài, Trung Quốc, ông Thôi cùng ba người bạn đến ăn lẩu ở một nhà hàng. Sau bữa ăn, Thôi và người bạn họ Chương cùng đứng vụt dậy một lần để giành hóa đơn thanh toán tiền. Trong lúc vô ý xô đẩy, ông Thôi làm đổ nồi lẩu đang sôi lên mình ông Chương và làm ông này phỏng nặng, vết bỏng làm tổn thương cơ tim, được đưa đến bệnh viện và qua đời sau một tháng điều trị.

Thống Nhất Và Nỗi Đau Ly Tán Của Dân Tộc - Tạp Ghi Huy Phương


Cảnh sum họp của những người con có cha tập kết ra Bắc trở về Nam sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, tưởng chừng vui tươi cảm động đầy nước mắt trong một màn tái ngộ, đã trở thành một cảnh ngỡ ngàng xót xa. Lưu Quý Kỳ, Vụ trưởng báo chí Ban Tuyên Huấn Trung Ương và tổng thư ký (TTK) Hội Nhà Báo Bắc Việt, năm 1954, đã cùng vợ ra đi tập kết, để lại miền Nam hai đứa con, một trai mới lên một tuổi và một gái mới lên ba, cho bà ngoại nuôi. Người con trai bị bỏ lại miền Nam khi mới một tuổi nay là Thiếu Úy Lưu Đình Triều thuộc Sư Đoàn 7BB, chờ đợi cái ngày hội ngộ với cha mẹ sau thời gian ly tán 30 năm, đã thấy rõ ràng mình vẫn là kẻ thù của cha mẹ và những đứa em sinh ra ở miền Bắc, khi chúng đã hát trước mặt anh câu “xô lên xác thù hung bạo!” Kẻ thù đó là đứa con bị bỏ lại 30 năm về trước, đang bị kết án là dắt lính hành quân đi bắt heo, bắt gà của dân!