Pages

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2021

NỖI ĐAU TUỔI GIÀ - Huy Phương


 

 

 

 

 

Ở đây, chúng ta không bàn chuyện đau nhức, cao máu, tiểu đường...nữa, vì đã có quá nhiều vị bác sĩ quan tâm tới tuổi già trên đất Mỹ này. Những loại đau trên đã có thuốc và có chính phủ Mỹ trả tiền, nhưng có những thứ đau khác không có thuốc chữa và cũng không ai kê vai gánh vác giùm. Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. 

Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

HẠNH PHÚC LÀ CÓ THẬT - Huy Phương

Vì sao đức Khổng Tử phải bằng mọi giá ngăn tên Mỗ làm thầy?

Đức Khổng tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh Khải Kỳ ngao du ngoài đồng, mặc áo cừu, thắt lưng dây, tay gẫy đàn cầm vừa đi vừa hát.

Đức Khổng tử hỏi: “Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?”

Ông Vinh Khải Kỳ nói: “Trời sinh muôn vật, loài người quí nhất mà ta được làm người. Trong loài người đàn ông quí hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông.  Người ta sinh ra có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn”.

CHIẾC CÒNG ĐIỆN TỬ - Huy Phương

 Hình ảnh thực tế vòng theo dõi sức khỏe Sony Smartband

Để theo dõi những tên tội phạm nguy hiểm vừa được thả ra tù, cảnh sát đã có những chiếc còng điện tử mang trên cổ chân những tên này để tiện bề theo dõi những hành tung của chúng ngoài xã hội, dù lên núi hay xuống biển, cũng không thoát khỏi sự kiểm soát tinh vi của cảnh sát. Hiện nay, thế giới có một thứ “còng điện tử“ khác mà người ta đeo nó một cách tự nguyện, đó là cái điện thoại cầm tay mà người ta gọi nó là cell phone, hand phone hay mobile phone... Trong các thành phố lớn, tỷ lệ số người tự nguyện mang “còng điện tử” này lên rất cao, có những gia đình mỗi người có một cái phone tay, đến nỗi người ta cắt luôn phone nhà và các phòng điện thoại đặt ở các ga xe lửa, tàu điện ngầm, trên phố xá, trước cửa các tiệm buôn dần dần rồi sẽ mất dạng luôn. 

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

PHẢI BIẾT HỔ THẸN

 

Nhà văn Trần Tự Triển  bên Tàu có kể một câu chuyện về sự hổ thẹn như sau: "Lâu Sư Ðức làm Tể Tướng, cất nhắc cho em, một tên bất tài đi làm Ðô Ðốc vùng Ðại Châu. Trước khi ra đi nhậm chức, tên Lâu Tể Tướng mới hỏi em: "Ta là người bất tài làm đến Tể tướng, lại cất nhắc mi đi làm Ðô Ðốc một châu. Nếu có ai đem lòng khinh ghét mà chưởi bới tới dòng họ ta, thì mi nghĩ sao". Người em thưa: "Xin anh đừng quá lo lắng, nếu có ai nhổ vào mặt em, em cũng chỉ im lặng lau đi là xong. Và như thế, chắc không phiền gì tới anh đâu, xin anh an tâm."

CHỮ HIẾU THỜI NAY - Huy Phương

 


 "Chín đứa con vẫn có vị trí trong bàn tay của

cha chúng, nhưng cha chúng lại chẳng bao giờ

có được vị trí trong gia đình của chín đứa con".

(Ngạn ngữ Estonia)

Nhật báo Los Angeles Times ngày 15 tháng 4 vừa qua đã loan tin chính quyền địa phương một vài nơi ở Trung Hoa đã đưa ra vài biện pháp hành chánh để cứu vãn tình trạng chữ hiếu bị quên lãng trong quốc gia đông người nhất hành tinh này. Những hình phạt sau đây sẽ áp dụng cho những đứa con bất hiếu :

TIẾNG CHIM BUỔI SỚM - Huy Phuong

 

Ngày bị đày ra tận Hoàng Liên Sơn, “lán” tù tôi ở bên một dòng suối nhỏ, đầu “lán” có một cây rừng, đến mùa hè hoa nở đỏ. Buổi sáng, tôi thường thức giấc sớm, nghe có con chim lạ đến hót những tiếng líu lo ở trên cành. Tôi nằm yên, quên hết phiền muộn, tận hưởng những âm thanh tuyệt diệu, âm thanh đầu tiên của một ngày. Để sau đó, không bao lâu, là tiếng kẻng tù gắt gỏng nổi lên giữa buổi sớm mai, bắt đầu một ngày lưu đày khốn khổ.Ai cũng cho rằng khi nằm trên giường thì bắp thịt ta được nghỉ ngơi, nhịp tim đều đặn, hơi thở nhẹ nhàng, giác quan tinh tế hơn, và ta có thể tập trung tinh thần vào những cảm giác hay những ý tưởng của mình một cách tuyệt đối. 

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Con Bò Sữa Hải Ngoại - Huy Phương

205.015 hình ảnh về con bò sữa, đẹp ấn tượng nhất năm 2019 - Mua bán hình  ảnh shutterstock giá rẻ chỉ từ 3.000 đ trong 2 phút

Năm ngoái, Thông Tấn Xã CSVN đã công bố một thành tích xuất cảng gạo trong năm 2003: 4.2 triệu tấn, tăng 400,000 tấn so với năm 2002. Nguồn tin này còn cho biết, năm 1999 là năm vô địch, Việt Nam đã xuất cảng gạo ra nước ngoài tới 4 triệu rưỡi tấn. Năm 2003 cũng là năm đầu tiên Việt Nam sản xuất 400,000 tấn gạo sang Châu Phi. Gạo Việt Nam không chỉ đạt số lượng cao mà còn đạt chất lượng tốt, chỉ thua gạo Thái Lan 5-10 đô la một tấn. Đọc tin này, chúng ta buồn hay vui? Vì sao Việt Nam đạt con số gạo xuất cảng đứng hàng thứ hai thế giới, mà ở Orange County, ông mục sư Nguyễn Xuân Bảo còn quyên tiền của đồng bào, đem về Việt Nam mua từng bao gạo nhỏ để phát cho đồng bào vùng thôn quê?

Miếng Ăn - Huy Phương

 

Miếng ăn là miếng tồi tàn ... (ca dao)

Trong thời gian đi tù “học tập cải tạo” ngoài Bắc, một ngày nọ ở trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, trong lúc tôi bị bệnh phải nằm nhà, có một thiếu tá bộ đội Bắc Việt ghé thăm trại. Đến “lán” tôi ở, ông xưng là thiếu tá thuộc Bộ Nội Vụ và hỏi tôi thuộc quân binh chủng nào, cấp bậc gì. Sau khi nói cấp bậc và cho ông ta biết là tôi thuộc ngành chiến tranh tâm lý đóng quân ở Saigon, viên thiếu tá la lên ra tuồng mừng rỡ như gặp bạn cố tri, ông ta hấp tấp hỏi tôi:- “Ở trong ngành tâm lý chiến, các anh biết anh Phạm Huấn và Phan Nhật Nam không?” Tôi thực thà đáp rằng Thiếu Tá Phạm Huấn thì làm chung phòng với tôi, còn nhà văn Phan Nhật Nam cũng là người quen biết. 

Ngôi Làng Buồn Thảm - Huy Phương

 

 “Đời tỵ nạn tìm đâu ra hạnh phúc,

Quốc gia nào ghi nhận dấu chân tôi?”

(Hai câu thơ của ai đó đã khắc lên

một bức tường của Ngôi Làng Buồn Thảm!)

 “Dưới ống kính của Brian Đoàn, trong toàn thể tập sách, tôi chỉ tìm thấy duy nhất một nụ cười trong ngôi làng buồn thảm này, đó là nụ cười của một người mất trí, anh Huỳnh Phong.” Cái cảm giác của tôi sau khi xấp lại cuốn sách “The Forgotten Ones” của người nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Brian Đoàn là một cảm giác phiền muộn. Những gì đã được Đoàn ghi lại qua ống kính trong tập sách này là quang cảnh của một ngôi làng buồn thảm và những con người thiếu sinh khí, không có lấy một nụ cười. Đi từ một vùng biển hoang vu Palawan, với xác một con tàu vỡ nát còn lại trên bờ cạn và chấm dứt với những ngôi mộ càng ngày nhiều ra ở trang cuối, toàn thể tập ảnh là một bài thơ buồn, tuyệt vọng, không thấy hé lên ở cuối chân trời tăm tối một tia ánh sáng nào.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

HDCB GS PHẠM CAO DƯƠNG - HUY PHƯƠNG (Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam)

‘Ngày Mai Đã Muộn Rồi!’ - Huy Phương


Nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy hôm 15 Tháng Tư, 2019 trong sự tiếc nuối của hàng triệu người, nhất là những ai đang có dự định đến thăm nơi này. (Hình minh họa: Getty Images)

Ở thời niên thiếu, chúng tôi đã được xem một cuốn phim tình cảm đen trắng do Ý sản xuất trong một rạp chiếu bóng ở một tỉnh nhỏ miền Trung. Cuốn phim mang tên “Ngày Mai Đã Muộn Rồi,” (Demain c’est trop tard!) liên quan đến việc giáo dục giới tính phù hợp cho giới trẻ. Cuốn phim nêu ra chuyện nếu hôm nay không được chỉnh sửa hay là được làm đúng, ngày mai đã quá trễ, muộn màng. Tuổi ấy, chúng tôi không hiểu nhiều về tình tiết của câu chuyện, và luận đề cuốn phim đưa ra, nhưng sau này, rất thích lập lại tên của cuốn phim trong nhiều tình huống của cuộc sống. Phải chăng, đừng để đến ngày mai mà muộn màng, những gì làm được hôm nay thì hãy làm.

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2021

Giới thiệu sách: "TUYỂN TẬP HUY PHƯƠNG" của nhà văn Huy Phương - Triều Giang


 


 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nhà xuất bản Nam Việt mới phát hành Tuyển Tập Huy Phương của cây bút viết Tạp ghi được khán giả trong và ngoài nước yêu mến vào hàng đầu, nhà văn Huy Phương. Tuyển tập được in xong vào những ngày cuối năm 2020.
Tuyển tập dày hơn 700 trang tuyển lựa những bài viết ưng ý nhất của Huy Phương trong 50 năm cầm bút. Trong Lời Tựa ông đã viết "Như Một Lời Chia Tay", nói đúng hơn là như những lời trăn chối, và ông chia sẻ: "Theo luật đời, ở tuổi ngoài 80, chúng tôi đi vào giai đoạn già yếu , bệnh tật, và mang một chứng bệnh nan y, chắc sắp cũng phải đến lúc "xuống tàu", giã từ đời sống, chúng tôi không có của cải tài sản gì để lại , ngoài "HUY PHƯƠNG TUYỂN TẬP" tuyển chọn trong 14 tác phẩm, văn thơ qua 50 năm, để gửi đến bằng hữu và bạn đọc như là một món quà chia tay"

Đọc ‘Nhìn Xuống Cuộc Đời’ Của Nhà Văn Huy Phương: Nhân Chứng Tiêu Biểu và Chân Thành Nhất - Triều Giang


Bìa sách “Nhìn Xuống Cuộc Đời”. Người viết tạp ghi mà tiếng người bản xứ còn gọi là “columnist” tức là người viết liên tục trên một cột báo của một tờ báo hay tập san định kỳ về những vấn đề thời sự của thế giới, văn hoá cuả nhân sinh, và tâm tình của con người. Nói nôm na là viết về đủ mọi thứ, mọi vấn đề. Người viết tạp ghi thành công cần phải có một kiến thức thời sự sâu rộng, một khả năng thu nhận nhậm lẹ, một cái nhìn sắc bén, và một kinh nghiệm sống thật dầy.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

NHỮNG KHOẢNG SƯƠNG MÙ


Kính tặng các bạn tù H.O.

Hồi mới sang Mỹ có lúc tôi làm nghề tống thơ văn, là người đưa thư, giao hồ sơ, giấy tờ từ chỗ này sang chỗ khác, Mỹ gọi nghề này là “courier”, một trong những nghề hạng bét, lương thấp (cỡ $5.25 thời điểm 1992+ thêm mấy xu cho một mile), vất vả (mỗi ngày chạy trung bình 150 miles). Job này chỉ có part time, vì không ai có thể chịu nỗi lái xe liên tục mỗi ngày tám tiếng, không có xe nào chịu đựng nỗi thời gian và đoạn đường dài như thế. Chỉ có dân cùng đường mới nhận công việc này.Tôi là thứ “courier” nhà băng, nghĩa là phải chạy sớm giao giấy tờ từ nhà băng này sang nhà băng kia, để nhân viên có thể sắp xếp, sẵn sàng mở cửa lúc 9 hay 10 giờ sáng. Nhà ở Westminster, tôi phải dậy lúc 4 giờ sáng, lên nhận bao bì để bắt đầu “round” của tôi xuất phát từ hãng chính đặt trụ sở tại đường Mac Arthur, Irvine, lúc 5:00 giờ sáng. Trong vòng bốn tiếng rưỡi đồng hồ, tôi phải  sử dụng hầu hết xa lộ trong Quận Cam và Los, ghé tám thành phố Orange, Montebello, Commerce, Whittier, Los Angeles, La Habra, Yorba Linda và Garden Grove,về lại Irvine lúc 9:30 sáng.

NGƯỜI MỄ BÁN HOA BÊN ĐƯỜNG

 

Nói tới hoa là chúng ta nghĩ tới người đẹp, và người bán hoa bao giờ cũng là những cô gái, không xinh xắn thì cùng thon thả, dịu dàng như trong cuốn tiểu thuyết “Gánh Hàng Hoa” của Khái Hưng hay như trong phim “Violettra” của vài thập niên  trước. Ở Mỹ, hoa thường bán trong cửa tiệm sang trọng còn những người bán hoa dạo ngoài đường là những anh chàng di dân gốc Mễ Tây Cơ phần đông còn trẻ, da ngăm, thân hình thì lực lưỡng, không phù hợp chút nào với vẻ đẹp của hoa và những bó hoa họ cầm trên tay.Nói tới những người Mễ đón khách ở trước các cửa hàng Home Depot thì còn hiểu được, vì họ là những người có sức khỏe có thể giúp chủ nhà thuê mướn họ những công việc như dọn nhà, làm vườn, cưa một khúc cây lớn, trộn vôi vữa hoặc tráng một lối đi bằng đá vụn hay xi măng. Nhưng những người bán hoa ở các vệ đường và những góc đèn xanh đèn đỏ thì không bao giờ dùng sức vóc cho công việc, mà hình như cái nghề họ làm có vẻ không phù hợp chút gì với con người của họ.

BỮA CƠM GIA ĐÌNH - Huy Phuong

 Hạnh phúc đôi khi chỉ là “Bữa cơm gia đình” gây xúc động

Tôi không phải sinh ra trong một gia đình quyền quí gì, cha tôi chỉ là một nhà giáo ở tỉnh lẻ, nhưng nếp sống gia đình cũng theo thói thủ cựu kéo dài cho tới khi tôi khôn lớn. Hồi ấy tôi mới lên sáu đang học lớp Đồng Ấu trường tiểu học thị xã và cho tới giờ này tôi không bao giờ quên được những bữa cơm gia đình, nó là lúc tập họp mọi người lại, đó cũng là lúc vui và cả lúc buồn phiền vì những sinh hoạt vui buồn của gia đình luôn luôn đi vào bữa cơm, không kiêng dè gì tới tuổi ấu thơ, non trẻ của tôi. Gia đình có ba bữa ăn luôn luôn đông đủ mọi người trong gia đình. Ban sáng, có lẽ từ lúc trời rạng đông mẹ tôi đã dậy nấu một nồi cháo đậu xanh hay cháo gạo đỏ, múc ra từng chén (bát) nhỏ và bày lên tấm “phản gõ” (còn gọi là tấm phản ngựa làm bằng thứ gỗ tốt), nơi mỗi bữa ăn gia đình tôi vẫn quây quần ở đó. 

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

Mẹ và "Nursing Home" - Huy Phương

 BM: Một ngày ở Nursing Home

 “Một Mẹ nuôi đủ năm con,

Năm con không nuôi nổi một Mẹ.”

(tục ngữ)

Người Việt ở Hoa Kỳ có hai ngày để nhớ mẹ, đó là ngày “Mother’s Day” của Mỹ và ngày Vu Lan của Phật Giáo. Bây giờ những lời cầu nguyện cho bình an của Mẹ đã qua đi, chuông mõ đã lắng yên, những bông hồng trắng, đỏ cài trên áo đã héo khô. Mẹ đã trở lại cuộc sống bình thường hằng ngày, trong xưởng may, bên bếp lửa nóng, ngồi trước màn ảnh của phim bộ hay trằn trọc trong “nursing home” đêm nay. Các nhà thơ, các nhà văn đã nói nhiều về Mẹ, với những hình ảnh dịu dàng và thân ái biết bao nhiêu: “Mẹ và Quê Hương”, “Mẹ và Em”, “Mẹ là Thơ”... Thế mà hôm nay, tôi đã tàn nhẫn đem Mẹ gắn liền với “nursing home”,  nơi mẹ sống những ngày cuối cùng lặng lẽ, sầu muộn và câm nín. 

BUỔI MAI HÔM ẤY - Huy Phương

 Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng  lần đầu tiên - Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong ngày

 “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh...” Phải rồi ngày ấy đã xa. Trong chúng ta không ai không có một kỷ niệm của buổi tựu trường và những ngày thơ ấu, tuổi học trò. Nhưng câu văn đầy nhạc, dịu dàng như thơ, trích từ những trang sách của Thanh Tịnh mà trong chúng ta, ai cũng thuộc nằm lòng. Rồi mẩu chuyện “ngày khai trường” trong tập sách “Tâm Hồn Cao Thượng” của nhà giáo Hà Mai Anh dịch từ Edmond de Amicis, mà những người cao niên ngày nay vẫn còn nhớ: “Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay mẹ tôi đưa tôi vào trường Ba-Lệ-Tư để ghi tên lên lớp Ba.” Hay lên những lớp trung học với những trang sách của Anatole France, nói về mùa tựu trường: “Je vais vous dire, ceux que me rappellent tous les ans...” để chúng ta không quên, bên trời tây, cậu bé học trò, vai mang cặp sách, tung tăng đi qua khu vườn Luxembourg khi những ngọn lá vàng rơi trên vai những pho tượng trắng.

ĐI LẤY CHỒNG XA - Huy Phương

 Con gái lấy chồng xa và nỗi buồn của mẹ

 “Lấy chi trả thảo cho cha,

Đền ơn cho mẹ, con ra lấy chồng”            

(Ca dao)

Lúc tôi mới lên ba thì chị đã mười tám tuổi. Ngày ấy khi cha tôi dạy học ở Bố Trạch, Quảng Bình thì chị tôi theo chồng về tỉnh lỵ Đồng Hới, con đường từ nhà mẹ ra nhà chồng cũng chẳng bao xa. Tôi nghe nói ngày chị đi lấy chồng, mẹ tôi khóc nhiều vì chị là con đầu lòng, mà chị tôi cũng sụt sùi không kém. Vài năm sau, cha tôi đổi về quê quán Thừa Thiên cho gần gũi với bên nội, thì khoảng cách giữa chị tôi và gia đình xa thêm một khoảng đường. Năm 1954, đất nước bị chia cắt, chị tôi và mẹ ở hai miền Nam Bắc phân ly không hy vọng có ngày đoàn tụ. 

QUẢNG TRỊ, THÀNH PHỐ XƯA CHỈ CÒN NGHE TÊN CŨ

 

                                                            Gởi Điệp yêu dấu,

 “ Thành phố thân yêu vừa chiếm  lại đêm  qua bằng máu”.

Thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu ấy chính là Quảng Trị trong mùa hè lửa đỏ 1972. Máu của các chiến sĩ Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Thiết Giáp thật sự đã đổ ra trên những vùng đất La Vang, Thạch Hãn, Trí Bưu, Đông Hà để giành lại những vùng đất đã đổ nát không còn nhà còn cửa, không còn cây còn cối, không còn đường còn phố, không còn cả một con sông vì bom đạn, đất cát đã lấp đầy. Nói chi đến con người. Con người Quảng Trị đã phân tán, lưu lạc tứ xứ không phải chỉ từ mùa hè đỏ lửa mà từ những biến cố trên quê hương trước đây.