Pages

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

CÂU CHUYỆN CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ

Sau ngày 30 tháng Tư 1975, trẻ con miền Nam được các cô giáo “giải phóng” dạy cho một bài được “áp tải” từ  miền Bắc vào. Bài hát ngây thơ như sau: “Cháu lên ba. Cháu vô mẫu giáo. Cô yêu cháu vì cháu không khóc nhè. Không khóc nhè để mẹ trồng cây trái, ba vào nhà máy, ông bà vui cấy cày. Là lá la la.”Các bạn có chú ý chi tiết đặc biệt nào trong bài hát này dành cho các em bé mẫu giáo này không? Đó là chi tiết ông bà vui cấy cày ở cuối bài hát. Ông bà vui cấy cày thì nặng quá, ông bà chịu sao nỗi với chế độ miền Bắc. Chuyện này làm tôi nhớ lại những ngày còn nhỏ, đọc quốc văn giáo khoa thư, nhớ cái bài bà ru cháu ngủ: Trưa mùa hè trời nắng chang chang, gió im phăng phắc, bà ru cháu ngủ, tiếng võng kẽo kẹt, có ngủ thì ngủ cho lâu, mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về. Hình ảnh bà sao mà hiền lành, dịu dàng thế.

GIẢ ƠN CÁI CỐI CÁI CHÀY

 Bộ chày cối gỗ Thanh Điền giảm chỉ còn 36,000 đ

Tôi sinh được ra trên cõi đời này vốn đã mang ơn mẹ tôi cưu mang chín tháng mười ngày, đã mang nặng lại đẻ đau; cha tôi phải đổ mồ hôi sôi máu mắt kiếm tiền nuôi tôi lớn khôn. Bà mẹ nào đẻ con khôn cũng … mát rợi nhưng tôi là con dại nên mẹ tôi chẳng lấy làm sung sướng gì. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, tôi là thằng con trai nhưng thua cả một đứa con gái tầm thường, điều đó khiến cho cha tôi chẳng lấy gì làm hãnh diện. Thế là đã mang ơn cha mẹ tôi lúc chưa ra đời, tôi lại mắc nợ cha mẹ tôi những gì tôi đã không làm được cho cha mẹ tôi vui lòng về sự có mặt trên đời này của tôi. Dù cuộc đời này chẳng vừa ý gì với tôi, nhưng tôi chẳng bao giờ trách móc rằng vì cha mẹ tôi ngủ với nhau mà sinh ra tôi như phường vô lại vẫn thường rêu rao.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Thư gởi anh Đại Tá

Xin mot lan noi ve Tango  

 (hình minh hoạ)

Hôm qua trong buổi dạ vũ lấy tiền giúp anh em mới sang, tôi biết anh “Đại Tá” có ý giận tôi, và cũng vì chuyện  này đêm qua tôi cũng trằn trọc khó ngủ. Trong lúc mọi người vây quanh anh, một đại tá, hai đại tá thì tôi cũng dùng chữ anh để gọi “đại tá” và xưng tôi. Mặt anh tối sầm lại, tôi thấy rõ, mặc dù đêm vũ trường lúc đó đã tối. Phải nói xung quanh đây toàn là em út của anh cả, và ở đây anh là người có cấp bậc cũ trong quân đội lớn nhất. Lẽ cố nhiên anh cũng hãnh diện vì giờ này thiên hạ còn gọi cấp bậc của anh. Biết đâu có người cao hứng đã gọi anh là Chuẩn Tướng cũng nên. Qua đây để nhớ tiếc một thời vang bóng, người ta đã phong hàm, phong tước cho nhau rất nhiều. Thiếu úy thì xưng là Đại úy, Đại úy thì giới thiệu là Thiếu tá. Thiếu tá thì gọi là Trung tá. Thậm chí Trung sĩ được gọi là cựu sĩ quan.

ĐỘNG VẬT CÓ BỐN ... BÁNH

 Dừng xe, đỗ xe sai quy định sẽ bị phạt bao nhiêu? | Báo Dân trí

Tôi không biết ai đã nói cái câu “Người Mỹ là một động vật có bốn ... bánh.” Câu nói có vẻ ngộ nghĩnh nhưng xem chừng thì hữu lý lạ thường. Đời sống người Mỹ hình như gắn chặt với cái xe hơi từ nhỏ trong cái “car-seat”, chết đi trong cái xe tang “funeral car,” và suốt đời thì không rời cái xe ngày nào! Chẳng nơi đâu xa, ngay trên đất Cali, tiểu bang Vàng (Golden State) này có hai mươi lăm triệu dân thì đã có mười tám triệu cái xe chạy long nhong trên đường phố, trên “free-way” mỗi ngày và trong 24 giờ đồng hồ làm việc, ăn ngủ, nghỉ, di chuyển, liệu những ai có may mắn chỉ ngồi trong xe trước tay lái chỉ có vài giờ đồng hồ. Những người làm nghề lái xe có thể ngồi trên xe suốt ngày và những người có nơi làm việc xa phải lái xe đi về vài ba tiếng là việc thường tình, không có gì phải than trách. Dù ít, dù nhiều thì đời sống của mỗi người Mỹ hình như đã gắn chặt với cái xe hơi.

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Phở trên đường ..lưu lạc - Tạp ghi HP

 6 Quán phở ngon nhất Hà Nội - Tripi Blog

Không biết nền thi ca hải ngoại kết duyên với Phở lúc nào mà tuần trước Lê Văn Vũ Bắc Tiến vừa ra mắt Bến Nước Ngũ Bồ của Hoàng Công Khanh ở Phở Ngon thì tuần sau Du Tử Lê lại trình làng Đi Với Về Cùng Một Nghĩa Như Nhau tại Phở Hòa An.(1) Bây giờ nói đến Phở ta phải nói đến Việt Nam cũng như trái lại, và nghĩ đến quê hương là nghĩ đến một ngày được ăn một tô phở trên đất mẹ. Tôi cũng xin cám ơn cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đã biến Phở thành một món ăn Việt Nam không còn phân ranh Nam Bắc. Cùng với cuộc vào Nam của hơn một triệu đồng bào sau khi hiệp định Genève được ký kết, Phở đã có mặt khắp Sài Gòn, khắp hang cùng ngõ hẻm và từ đó người Nam, người Hoa được thêm một món ăn tuyệt hảo hàng ngày ngoài hủ tiếu và mì.Nói đến những bước đi lịch sử của Phở vào những năm 1954, 55 mấy ai còn nhớ đến tiệm phở Gà Trống Thiến ở đường Phan Đình Phùng, có cô ca sĩ tóc bồng bềnh nổi danh một thời Yến Vỹ. Tiệm phở này rất nổi tiếng và ra đời đồng một thời với cà phê Gió Bắc ở phía bên kia đường Phan Đình Phùng. 

Người Mới Sang - Tạp ghi Huy Phương

 

 

 

 

 

 Nhân một buổi họp mặt tại nhà người bạn sống ở Mỹ đã lâu, một vài người chưa quen biết, sau khi biết tôi chỉ vừa qua Mỹ vài tháng, đã tỏ vẻ ngạc nhiên: “Thế mà hồi nãy tới giờ tôi cứ tưởng anh qua Mỹ đã lâu!”  Lẽ cố nhiên những người này chỉ mới quan sát mình qua bề ngoài và câu nói đó có tính cách khẳng định: những người mới qua Mỹ chỉ có thể là những người “thân thể thì ốm đói, mặt mày xanh xao, áo quần xơ xác”, một người khác thường không thể nhầm lẫn được. Sống với Việt Cộng, cả tù trong lẫn tù ngoài 15 năm mà chưa xương bọc da, người chưa hóa ngợm kể cũng lạ.Mới qua Mỹ vài hôm, người đang dật dờ giữa ngày và đêm, tâm hồn đang còn hoang mang giữa đi và ở, thực và mộng thì một người bạn điện thoại đến hỏi thăm: “Sao thấy thế nào, trong người ra sao?”  Mình cứ thật thà kể lể là người cứ chao đảo, ăn không ngon, cứ như nửa tỉnh nửa mê.  Người bạn này bèn quạt cho một hồi: “Người ta vượt biển chịu đói khát, đày đọa, gặp bao nhiêu hiểm nghèo, chết sông chết biển … mới qua được đây.  Còn anh, đi máy bay, có tây đầm túc trực hầu hạ, cơm bưng, nước rót mà  còn than vãn nỗi gì!”

Thiên Đường Ở Đâu ? Tạp ghi Huy Phương

 

 Tôi xin thanh minh trước, tôi không phải là người giảng đạo nói về đâu là thiên đường, đâu là địa ngục. Tôi là kẻ phàm tục đang nói về nước Mỹ. Nước Mỹ phải chăng là thiên đường của trái đất, hay thực tế hơn là thiên đường của người tị nạn. Bằng chứng là dân chúng thuộc các nước độc tài, áp bức hoặc nghèo đói đều ước mơ được thoát ra nước họ để đến nước Mỹ. Ngay cả nước tự do đã có mức sống ổn định họ vẫn nuôi hy vọng được đi làm việc tại Mỹ, cho con cái học hành tại Mỹ. Người ta vào Mỹ bằng những con đường chính thức và bất hợp pháp. Chính thức bằng cách kết hôn với một người công dân Mỹ dù phải bỏ tiền ra để lấy một giấy nhập cảnh Mỹ. Chính thức bằng cách công dân Mỹ đứng ra bảo lãnh cho cha mẹ, vợ chồng, anh em vào Mỹ. Chính thức bằng cách qua thanh lọc và chấp thuận cho vào Mỹ tại các trại tị nạn, do các viên chức Bộ Tư Pháp Mỹ phụ trách, đối với những người đủ tư cách tị nạn,

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Huy Phương: Hạnh Phúc Xót Xa - Tạp ghi

Tạp Ghi Huy Phương: Nhà Văn Huy Phương,


Nguyễn Xuân Nghĩa
Kính thưa quý vị, việc chúng tôi lên đây phát biểu thật ra là một tai nạn! Ít ra là tai nạn cho tôi vì chẳng ai dự trù, chính chúng tôi cũng vậy, khi còn ngổn ngang nhiều việc khác, kể cả Giai phẩm Xuân Việt Báo năm Nhâm Thìn. Nhưng mong rằng tai nạn của mình không là cái vạ cho quý vị khi quý vị ưu ái đến tham dự buổi ra mắt ngày hôm nay. Trong một phút nghiêm túc như một nhà giáo, trước khi miên man nói mà không cần nhìn vào đồng hồ hay xuống bãi đáp, tôi xin trịnh trọng trình bày tóm lược nội dung phát biểu. Ít ra cũng là cái khung cho mình khỏi lạc đề làm quý vị thấy não nề. Từ sự chủ quan của mình, chúng tôi xin lần lượt nêu hai câu hỏi:
- Vì sao Huy Phương viết Tạp Ghi"
- Huy Phương viết như thế nào"
Nhưng câu mở đầu vẫn là vì sao chúng tôi đứng ở đây!

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

QUÊ NHÀ QUÊ NGƯỜI - Tạp Ghi Huy Phương


Những bản tin như hồi trống trận
Thúc lòng ai nỗi nhớ quê nhà
Những hình ảnh như nghìn mũi nhọn
Đâm vào lòng những đứa con xa.
(Huy Phương)
Nói đến quê nhà, quê người là nói đến tấm thân lưu lạc, tha hương. Sao bỗng dưng một ngày nọ, bồng bế nhau đến xứ này. Thoạt đầu là lạ nước lạ non, bây giờ đâu cũng là nhà, nhiều khi quên mình đang sống trên đất khách. Sang đây thoạt đầu như cây trồng đất lạ, chưa quen thổ ngơi, lá còn héo, thân còn gầy, riết rồi cũng đâm chồi nẩy lộc.

Tạp ghi: Những ca khúc ngày xưa ấy! (Huy Phương)

Tôi còn nhớ một câu chuyện cách đây đã gần ba mươi năm. Một ngày giá rét ở núi rừng thượng du Bắc Việt, chúng tôi một nhóm tù gồm mấy anh em đang lang thang dọc bờ suối để chặt cho đủ chỉ tiêu một bó nứa hai mươi cây. Khi đi ngang qua một ngôi nhà sàn của đồng bào thiểu số, chúng tôi nghe một bài hát vẳng lại. Ðó là một bài hát quen thuộc khá bình dân, rất phổ biến ở miền Nam là bài “Một Trăm Phần Trăm” do Hùng Cường và Mai Lệ Huyền hát. Hồi ấy đã là cuối năm 1977, có lẽ đây là một cuốn băng cassette “chiến lợi phẩm” do một anh “bộ đội” dân tộc nào đó mang về cho gia đình. Bỗng dưng không ai nói ai, chúng tôi cùng chậm chân lại, rồi đứng hẳn, cùng im lặng lắng nghe. Giờ phút đó, phải nói chúng tôi uống từng lời hát, nuốt từng âm điệu, sung sướng như chưa bao giờ được nghe một bản nhạc hay như thế trong suốt cuộc đời mình.

HỢP TÁC “QUỐC- CỘNG?” – TẠP GHI HUY PHƯƠNG

Xin Lưu Ý: Mục đích của mục Diễn Đàn là để bạn đọc có thể đóng góp bài vở, ý kiến có tính cách thảo luận và xây dựng. Nội dung bài đóng góp, phản biện, ý kiến trái chiều, cùng chiều… không nhất thiết là chủ trương, lập trường của tạp chí Thế Giới Mới. Bài viết cần ngắn gọn, nội dung tao nhã, xây dựng…, xin gởi tới tòa soạn: đề mục Diễn Đàn Bạn Đọc.  www.baotgm.net  Trân trọng.
Chương trình “Trái Tim Nhân Ái” trên đài  TV Vĩnh Long được đổi tên thành “Những Mảnh Đời” khi chiếu trên VietfaceTV.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Tạp ghi Huy Phương: ‘Ngoại ơi!’

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cùng hai cháu ngoại trong một lần vào thăm con gái Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong lao tù. (Hình: Facebook Trịnh Kim Tiến)
Tiếng bà ru cháu ầu ơ
Yêu thương còn đến bây giờ Ngoại ơi…
(Ca dao)
Trong đời, tôi không bao giờ gọi được hai tiếng “Ngoại ơi!” thương yêu như những đứa trẻ khác trên đời này. Nói rõ là bà Ngoại mất sớm khi tôi chưa mở mắt chào đời. Bà Ngoại tôi góa chồng sau khi sinh mẹ tôi, nên tất cả tình yêu thương của bà đều dành cho con. Về phần mẹ tôi, bà Ngoại cũng là điểm tựa thương yêu duy nhất trên cuộc đời này. Từ ấu thơ, tôi không nghe mẹ tôi nhắc đến bất cứ một ai gọi là họ hàng bên Ngoại ở cái làng Đức Phổ, một ngôi làng xa xôi trên đất Quảng Bình thuở đó!

: ‘Bún bò Huế’ - Tap Ghi Huy Phuong


“… Cha mạ ơi! Tụi hắn đem bán cả biển, rừng, đất đai của tổ tiên chưa đủ lòng tham, chỉ còn một món ăn quê hương nghèo khó nghìn đời của mạ tui, tụi hắn còn giành giật cho là tài sản của mình, đăng ký với Cục Sở Hữu Trí Tuệ Ba Đình, ban hành quy chế quản lý và sử dụng, để từ ni, ai bán bún bò Huế thì phải xin phép lũ hắn, mấy thằng ‘cán ngố’ Thừa Thiên-Huế! Răng mà tham lam, độc ác tận mạng rứa Trời! Mả cha cái đồ vô hậu!” Nếu mạ tôi còn sống, bà sẽ chửi cách Huế như vậy, sau khi nghe tin Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên-Huế “cưỡng chế” món bún bò Huế đã có tự nghìn xưa. Hơn nữa đối với những người này, những người vô liêm sỉ, phải dùng loa phường, loa khóm mà chửi ra rả suốt ngày như kiểu “chửi mất gà” may ra mới đã nư!

Giành Trả Tiền - Tạp Ghi Huy Phương


Chúng ta là người Việt Nam, đã hẳn đôi ba lần mục kích trong tiệm ăn, sau khi tiệc tàn, trước quầy trả tiền, vài ba người bạn giành giật, lôi kéo thậm chí níu áo, kẹp tay nhau, giận dữ để giành phần trả tiền. Ðây là một việc làm chẳng mấy đẹp mắt, mà còn có thể đưa đến chuyện tử vong hay gây thành án mạng. Câu chuyện xảy ra vào tối 29-5-2014, tại quận Phong Ðài, Trung Quốc, ông Thôi cùng ba người bạn đến ăn lẩu ở một nhà hàng. Sau bữa ăn, Thôi và người bạn họ Chương cùng đứng vụt dậy một lần để giành hóa đơn thanh toán tiền. Trong lúc vô ý xô đẩy, ông Thôi làm đổ nồi lẩu đang sôi lên mình ông Chương và làm ông này phỏng nặng, vết bỏng làm tổn thương cơ tim, được đưa đến bệnh viện và qua đời sau một tháng điều trị.

Thống Nhất Và Nỗi Đau Ly Tán Của Dân Tộc - Tạp Ghi Huy Phương


Cảnh sum họp của những người con có cha tập kết ra Bắc trở về Nam sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, tưởng chừng vui tươi cảm động đầy nước mắt trong một màn tái ngộ, đã trở thành một cảnh ngỡ ngàng xót xa. Lưu Quý Kỳ, Vụ trưởng báo chí Ban Tuyên Huấn Trung Ương và tổng thư ký (TTK) Hội Nhà Báo Bắc Việt, năm 1954, đã cùng vợ ra đi tập kết, để lại miền Nam hai đứa con, một trai mới lên một tuổi và một gái mới lên ba, cho bà ngoại nuôi. Người con trai bị bỏ lại miền Nam khi mới một tuổi nay là Thiếu Úy Lưu Đình Triều thuộc Sư Đoàn 7BB, chờ đợi cái ngày hội ngộ với cha mẹ sau thời gian ly tán 30 năm, đã thấy rõ ràng mình vẫn là kẻ thù của cha mẹ và những đứa em sinh ra ở miền Bắc, khi chúng đã hát trước mặt anh câu “xô lên xác thù hung bạo!” Kẻ thù đó là đứa con bị bỏ lại 30 năm về trước, đang bị kết án là dắt lính hành quân đi bắt heo, bắt gà của dân!

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Con nhà nghèo - Tạp ghi HUY PHƯƠNG


Chi phí chữa bệnh tại Mỹ cao hơn nhiều quốc gia ở Âu Châu và Nhật Bản. (Hình minh họa: Getty Images)

Nhắc đến chuyện nghèo, chúng ta nhớ lại hình ảnh của một nhân vật “con nhà nghèo” trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1930 của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Cuốn tiểu thuyết này mô tả hoàn cảnh của một nông dân Nam Bộ là Cai tuần Bưởi, một anh nông dân hiền lành chất phác, cần cù lao động, thuộc loại “con nhà nghèo.”

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

RMS Tuyển Tập Tạp Ghi của Huy Phương và Ca Nhạc Chủ Đề "Nước Non Nghìn Dặm"

NHỮNG MÓN NỢ KHÓ TRẢ (Tạp ghi Huy Phương)



(Nhân Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH kỳ 10,
được tổ chức tại Nam California)
“…Cuối cùng trong cuộc đời này không có điều gì anh hùng và cao thượng hơn là hy sinh cuộc đời mình để cho người khác được quyền sống. Trong mắt tôi mãi mãi không có những người phế binh thương tật mà chỉ có những con người trai anh hùng một thời chọn cho mình con đường đi và và sống đích thực có ý nghĩa nhất.”
(trích thư Bác Sĩ Liên Hương ở San Jose gởi một người TPB VNCH)
Sau Tháng Tư, 1975, hằng trăm nghìn người thương binh của miền Nam Việt Nam không thể nào che giấu lý lịch với đôi mắt mù, cái chân cụt và quá khứ đã là một người lính có thành tích chiến đấu chống Cộng Sản ngoài mặt trận. Không còn khả năng làm lụng để kiếm miếng cơm nuôi gia đình và chính bản thân mình, những người này còn phải sống trong không khí lạnh lùng, ngờ vực và khinh rẻ của kẻ chiến thắng không có tình người. Chính phủ, quân đội, đơn vị, cấp chỉ huy, đồng đội không còn, gia đình quyến thuộc không đủ sức cưu mang vì chính họ cũng bị nhận chìm tận cùng dưới đáy xã hội.

Tạp ghi: Huy Phương - Chó chết…hết chuyện!!!

Con chó nằm trong cũi thấy đồng loại của mình bị đem đi đập đầu, cạo lông còn lồng lộn, gầm gừ, hay chảy nước mắt, nhưng đôi khi con người lại quá thờ ơ và dửng dưng với nỗi đau và cái chết của chính đồng bào mình.Khắp nơi trên đất, chó là con vật được đánh giá cao vì sự thông minh, lanh lợi, lòng trung thành, tình cảm chan chứa, và nhất là mối thân hữu tự nhiên đối với loài người. Ai nói mặc ai, chứ ở cái xứ Việt nam từ xưa đến nay, tôi thấy con chó là thứ súc vật hèn hạ, bị khinh bỉ nhất, được con người Việt Nam dùng trong những câu chửi rủa miệt thị, không hề nương tay. Nói đến gốc gác thì gọi là “đồ chó đẻ,” mạt sát thì gọi là “đồ chó,” thậm chí trong trò chính trị, khi nói đến những tên hoạt đầu, bất tài vô tướng, một sớm một chiều ăn trên ngồi trốc, thì ví von như “chó nhảy bàn độc!” Con chó chết lại được xem tệ hại hơn là một con chó sống, bằng chứng chửi ai là chó chết nặng gấp mười lần chửi ai là đồ chó… sống!